10 hạng mục kiểm tra xe nâng trước khi vận hành

Đăng ngày 05/03/2022 lúc: 20:51

Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Mục đích của việc kiểm tra xe nâng là giúp người sử dụng đánh giá được tình trạng của xe.

Kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng giúp sớm phát hiện được các hư hỏng của xe để tiến hành xử lý, sửa chữa, ngăn chặn kịp thời nhằm đảm bảo cho xe nâng luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất, đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong suốt quá trình vận hành xe nâng. 

Sau đây là 10 hạng mục kiểm tra xe nâng quan trọng người sử dụng xe nâng cần lưu ý trước khi vận hành

1. Kiểm tra bình nhiên liệu

Kiểm tra bình nhiên liệu của xe nâng là bước rất quan trọng trước khi khởi động xe. Xe có đủ nhiên liệu thì mới hoạt động trơn tru và hiệu quả cũng như không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc. Đối với xe chạy bằng xăng và dầu thì bạn nên kiểm tra bình nhiên liệu và bổ sung lượng nhiên liệu vừa đủ.

Đối với xe nâng sử dụng điện thì bạn cần phải kiểm tra bình ắc quy. Bình ắc quy phải được sạc đầy pin và nước cất trong bình luôn được châm đầy đủ. Kiểm tra bình ắc quy thường xuyên giúp nâng cao hiệu suất làm việc và duy trì được tuổi thọ cho bình ắc quy.

Châm nước cất cho bình ắc quy xe nâng
Châm nước cất cho bình ắc quy xe nâng là điều cần thiết khi kiểm tra xe nâng

2. Kiểm tra bánh xe

Khi kiểm tra xe nâng thì kiểm tra bánh xe là việc cần thiết và quan trọng. Bánh xe chịu tải trọng của xe và hàng hóa cũng như chịu trách nhiệm di chuyển nên bánh xe phải tốt thì xe nâng mới di chuyển tốt được.

Bánh xe Pu không được mòn quá hoặc nứt vỡ. Các lốp xe phải được bơm đầy đối với lốp hơi, còn với lốp đặc thì bánh xe không được nứt vỡ hoặc không quá mòn để đảm bảo được độ ma sát tốt nhất, hạn chế tai nạn, giúp giữ an toàn cho hàng hóa cũng như người vận hành.

Ngoài ra, cần kiểm tra bu lông hay tắc kê của bánh xe xem có bị lỏng hoặc thiếu không để xiết chặt đối với những bu lông lỏng, nếu thiếu thì cần phải bổ sung, nhằm đảm bảo bánh xe luôn chắc chắn.

bánh xe nâng điện
Kiểm tra bánh xe nâng PU

3. Kiểm tra vô lăng lái 

Một bộ phận cần kiểm tra trước khi sử dụng xe nâng đó là vô lăng lái. Tay lái điều khiển dễ dàng thì xe nâng mới làm việc hiệu quả được. Tay lái hoạt động bình thường là khi xoay vô lăng lái thì bánh xe sẽ chuyển hướng.

4. Kiểm tra càng nâng của xe

Càng xe nâng là bộ phận không thể thiếu của xe nâng. Càng xe nâng có nhiệm vụ nâng hạ và vận chuyển hàng hóa. Càng xe nâng bị biến dạng hay nứt, bên cao bên thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình nâng hạ, di chuyển hàng hóa thậm chí gây nguy hiểm, rơi đổ hàng hóa.

Càng xe nâng
Kiểm tra càng xe nâng trước khi dùng xe nâng

5. Kiểm tra hệ thống phanh của xe nâng

Hệ thống phanh cũng là bộ phận rất quan trọng cần phải kiểm tra trước khi sử dụng xe. Hệ thống phanh hoạt động tốt sẽ đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người sử dụng xe cũng như những người xung quanh. Cần kiểm tra xem phanh có ăn không, có bị kẹt hay bó phanh không, có bị thiếu dầu phanh không. Nếu phanh có hiện tượng lạ cần sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn khi sử dụng.

6. Kiểm tra hệ thống nâng hạ

Trước khi sử dụng xe nâng để vận chuyển hàng hóa, cần kiểm tra xem hệ thống nâng hạ có hoạt động tốt không, có nâng được đúng tải trọng của xe không nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận hành.

Thử tải trọng của xe
Thử tải trọng của xe

7. Kiểm tra gầm xe

Trước khi sử dụng xe nâng thì cần kiểm tra cẩn thận gầm xe xem có bị chảy nhớt , chảy dầu, rò rỉ nước làm mát hay không. Cần sửa chữa và bổ sung số dầu nhớt bị thiếu bởi vì nếu thiếu dầu sẽ gây nóng và làm hỏng động cơ, hộp số, ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của xe.

8. Kiểm tra hệ thống đèn xe

Khi hoạt động vào buổi tối hoặc khu vực thiếu ánh sáng thì đèn xe có nhiệm vụ rất quan trọng. Ngoài công dụng chiếu sáng thì đèn xe còn dùng để cảnh báo cho người xung quanh biết khi xe đang hoạt động. Cần kiểm tra hệ thống đèn xi nhan, đèn pha xem có hoạt động hiệu quả và cung cấp đủ ánh sáng hay không.

Kiểm tra hệ thống đèn xe
Kiểm tra hệ thống đèn xe khi kiểm tra xe nâng

9. Kiểm tra giá nâng

Giá nâng cũng là bộ phận quan trọng cần phải kiểm tra trước khi vận hành xe. Cần kiểm tra giá nâng xem có bị lỏng hay không để cố định chắc chắn lại. Điều này sẽ giúp quá trình di chuyển hàng hóa không bị rung và đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình vận hành xe

10. Kiểm tra chỗ ngồi và gương chiếu hậu của xe

Mỗi người lái sẽ điều chỉnh vị trí ngồi và chỉnh vị trí gương sao cho thoải mái và phù hợp với tầm mắt nhất. Cần đảm bảo ghế ngồi được khóa chặt vào vị trí, không bị lỏng lẻo.

Gương chiếu hậu có tác dụng giúp người điều khiển xe quan sát tốt hơn ở đằng sau mà không phải quay đầu lại. Gương chiếu hậu hoạt động tốt đảm bảo cho việc di chuyển an toàn và không gây mệt mỏi cho người sử dụng.

Trên đây là tổng hợp 10 hạng mục xe nâng cần kiểm tra trước khi vận hành để đảm bảo hiệu suất công việc cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nếu cần hỗ trợ vui lòng gọi theo số hotline của công ty chúng tôi để được tư vấn thêm

Công ty TNHH TM & DV ANP Việt Nam

Chuyên Bán và cho Thuê xe nâng hàng, Phụ tùng xe nâng. Cung cấp các dịch vụ sửa chữa xe nâng chuyên nghiệp, Phân phối lốp, bánh xe nâng các loại và ắc quy xe cho xe nâng điện chính hãng giá tốt.

5/5 - (1 bình chọn)
Quý khách tư vấn thêm, hãy gọi ngay cho chúng tôi: 0973 837 113 nhé!

2 những suy nghĩ trên “10 hạng mục kiểm tra xe nâng trước khi vận hành

Trả lời